Friday, 09/05/2025 | 11:27
Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử xã Xuân Viên
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tiểu sử, con đường cách mạng của liệt sỹ Lê Duy Điếm một người con của quê hương Xuân Viên

Lê Duy Điếm sinh năm 1906 tại xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, là con trưởng trong một gia đình nhà nho yêu nước.

Tiểu sử, con đường cách mạng của liệt sỹ Lê Duy Điếm một người con của quê hương Xuân Viên

Thứ tư - 22/03/2023 10:19

LeDuyDiem

LeDuyDiem
Lê Duy Điếm sinh năm 1906 tại xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, là con trưởng trong một gia đình nhà nho yêu nước.
LeDuyDiem
Hình ảnh: Liệt sỹ Lê Duy Điếm.
TIỂU SỬ: 
  •  LÊ DUY ĐIẾM
  • Năm sinh : 1906
  • Năm mất : 1930

Lê Duy Điếm sinh năm 1906 tại xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, là con trưởng trong một gia đình nhà nho yêu nước.

Từ thuở nhỏ, anh đã tỏ ra thông minh và hiếu học. Học chữ Hán với cha (cụ Lê Duy Hy), rồi vào các trường Pháp – Việt, học ở trường Quốc học Huế được mấy năm rồi đi làm cách mạng. Anh là người không ngừng học tập để nâng cao kiến thức và được nhận xét là một người hiểu nhiều, biết rộng.
CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG:
  1. Gia nhập hội Phục Việt, bước khởi đầu trên con đường cách mạng

       Tháng 8 năm 1925 Lê Duy Điếm gia nhập Hội Phục Việt tại Vinh, đây là bước khởi đầu quá trình hoạt động cách mạng của anh.

Để gây thanh thế và lực lượng, Hội chủ trương phát triển tổ chức ở nhiều nơi, cử người ra nước ngoài để tìm cách bắt liên lạc với tổ chức cách mạng đang hoạt động ở hải ngoại. Đây là một công việc quan trọng, Lê Duy Điếm là người được Hội lựa chọn để giao phó  trọng trách ấy.

Nhận được nhiệm vụ, Lê Duy Điếm hăng hái lên đường, anh đã bí mật vượt qua các vùng rừng núi hiểm trở trên đất Lào và Thái Lan.

      Cuối năm 1925, anh đặt chân đến đất Thái Lan. Tại đây, anh được gặp gỡ và thảo luận các vấn đề “quốc sự” với cụ Đặng Thúc Hứa - một chiến sỹ cách mạng lão thành.

Sau đó, Lê Duy Điếm đi Băng Cốc, đáp tàu thuỷ sang Hương Cảng và từ đó đến Quảng Châu (Trung Quốc).

  1. Bơ vơ giữa thành phố Quảng Châu

      Đầu năm 1926, Lê Duy Điếm đặt chân đến đất Quảng Châu(Trung Quốc). Lúc này anh là một thanh niên 20 tuổi.

Một thanh niên trẻ tuổi, lần đầu tiên đến một thành phố xa lạ, không bạn bè, không ai thân quen, với một số tiền ít ỏi, trong một thành phố dân cư đông đúc. Anh lâm vào tình huống phải sống bơ vơ nơi đất khách quê người.

Anh đến đây mang trọng trách là phải bắt liên lạc với tổ chức cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài. Nhưng địa chỉ liên lạc tại đây thì không được thông báo trước.

Trước khó khăn đó, anh đã nhanh chóng tìm ra giải pháp là đăng một bài thơ bằng chữ Hán với đầu đề Tầm hữu (tìm bạn) trên một tờ báo ở Quảng Châu kèm theo địa chỉ của mình tại khách sạn.

Nhờ bài thơ “Tìm bạn” mà ông Hồ Tùng Mậu, một lãnh đạo chủ chốt trong Tổng bộ Thanh niên đã tìm gặp và dẫn Lê Duy Điếm đến trụ sở của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Tại đây, anh được gặp đồng chí Nguyễn Ái Quôc, người sáng lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.

  1. Được vào học ở lớp huấn luyện chinh trị

      Hướng tới mục tiêu thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức khoá huấn luyện cán bộ đầu tiên tại Quảng Châu. Lê Duy Điếm là một trong những người có mặt tại lớp huấn luyện này. Sau khi học xong, anh được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và vào Cộng sản Đoàn (một tổ chức nòng cốt của thanh niên).

Sau đó, Lê Duy Điếm được phân công về nước để tuyển chọn và vận động những thanh niên yêu nước, đưa sang dự lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu.

Tháng 4 năm 1926, Lê Duy Điếm trở về Nghệ Tĩnh và gặp lại các đồng chí lãnh đạo trong Hội Phục Việt, anh đã mang về những tin tức hấp dẫn về Nguyễn Ái Quốc và những điều mới mẻ về lý luận và đường lối cách mạng theo chủ nghĩa Mác – Lênin.

Ngày 14 tháng 7 năm 1926, Lê Duy Điếm dẫn đoàn cán bộ sang Quảng Châu để học tập chính trị gồm 9 người trong đó có Trần Phú, Tôn Quang Phiệt, Phan Trọng Bình

Cuối tháng 9 năm 1926, anh trở về nước và dẫn tiếp một đoàn khác có các đồng chí Trần Văn Cung, Võ Mai...

  1. Đi nhiều nơi, làm nhiều việc

Năm 1927, Lê Duy Điếm được bổ sung vào Ban Chấp hành Tổng bộ Thanh niên và được giao nhiều nhiệm vụ khó khăn, khi ở trong nước, khi ở ngoài nước:

  • Tham gia cuộc vận động hợp nhất hai tổ chức Thanh niên và Tân Việt
  • Tham gia công tác giảng dạy chính trị để góp phần tích cực vào thành công của các lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu.
  • Tham gia viết bài cho báo Thanh niên, cơ quan tuyên truyền của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội.
  • Cùng với đồng chí Lê Hồng Sơn tham gia công việc chuẩn bị cho Đại hội I của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội , họp tại Hương Cảng từ ngày 01 đến ngày 09 tháng 5 năm 1929.
  • Góp phần đấu tranh chống nguy cơ chia rẽ đã xuất hiện từ sau Đại hội I của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Cùng Lê Hồng Sơn viết thư cho Đông Dương cộng sản Đảng đề nghị gạt bỏ thành kiến, chấm dứt chia rẽ, thực hành đoàn kết vì lợi ích chung của sự nghiệp cách mạng.
  • Tháng 8 năm 1929, cùng với Hồ  Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Châu Văn Liêm tham gia thành lập một chi bộ cộng sản tại Hương Cảng. Đây là chi bộ đầu tiên và là chi bộ hải ngoại của An Nam Cộng sản Đảng .
  • Khoảng tháng 12 năm 1929, được phân công sang Thái Lan để làm một nhiệm vụ cấp thiết.

Trong những năm 1925 – 1930, với tất cả nhiệt tâm của tuổi trẻ, Lê Duy Điếm đã đi nhiều nơi, làm nhiều việc,hoạt động sôi nổi, không quản gian nguy, dốc hết tất cả tâm huyết và tài năng cho sự nghiệp cách mạng.

  1. Bị truy nã, bị kết án tử hình vắng mặt

Cũng như nhiều vị cách mạng tiền bối thời ấy, Lê Duy Điếm phải hoạt động hết sức bí mật. Tuy vậy, vẫn khó thoát khỏi con mắt do thám của kẻ thù. Chúng coi anh là “kẻ phiến loạn nguy hiểm” và phát lệnh truy nã anh khắp nơi. Sau khi anh bị kết án tử hình vắng mặt tại Toà án Vinh, bọn mật thám càng truy lùng ráo riết hơn. Nhưng chúng không bắt được anh để hành án tử hình.

Mặc dù, bọn mật thám Pháp dùng mọi cách săn bắt những người cách mạng, nhưng Lê Duy Điếm vẫn hăng hái nhận nhiệm vụ đi đi về về như con thoi, sẵn sàng chấp nhận mọi gian nan, nguy hiểm.

Với tất cả những thử thách đã vượt qua và những nhiệm vụ đã được thực hiện trong những năm bôn ba gian khổ đó, Lê Duy Điếm đã góp phần cống hiến không nhỏ vào quá trình chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản.

  1. Thời điểm cuối cùng. Vĩnh biệt!

Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đó là một sự kiện trọng đại.

Sau đó ít lâu, khi đang hoạt động cách mạng tại Thái Lan, Lê Duy Điếm lâm bệnh nặng và đột ngột qua đời. Anh ra đi lặng lẽ khi chỉ mới 25 tuổi. Anh đã hiến dâng trọn vẹn tuổi thanh xuân cho sự nghiệp cứu dân, cứu nước.

Phong trào cách mạng mất đi một chiến sĩ cộng sản trung kiên.

Thế hệ học trò đầu tiên của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mất đi một cán bộ ưu tú.

Riêng quê hương Nghi Xuân, mất đi một người con trung hiếu, biết tiếp nối tinh thần yêu nước và chí khí quật cường của cha ông.
 

Tác giả bài viết: Mỹ Hà

Nguồn tin: nguồn tin Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh


Liên kết Liên kết

Thống kê trong ngày Thống kê trong ngày

Đang online: 0
Tất cả: 8.237

Sự kiện Sự kiện